Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn BQT, cùng tất cả Quý vị đã đồng cảm, quan tâm và chia sẻ với tôi: " Bộ sưu tập một số hình ảnh về 54 Dân tộc Việt Nam !
Để phần nào tỏ bày và thay cho lời cảm tạ, xin trân trọng giới thiệu cùng Quý vị: Bộ sưu tập - Đôi nét các Triều đại Việt Nam !
Design: Nguyên Hoàn (Hình ảnh ST tổng hợp, của nhiều Tác giả)
Xin mời Quý vị theo dõi !
TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ (1010-1225)
Tổng cộng 09 đời Vua trị vì trong 215 năm (Theo âm lịch là 216 năm)
01. Lý Thái Tổ (1010-1028):
Lý Công Uẩn sinh (974), tôn lên ngôi và đặt niên hiệu Thuận Thiên (1010), làm Vua được 18 năm, mất ngày 03 tháng 03 năm Mậu Thìn (1028), hưởng dương 54 tuổi.
02. Lý Thái Tông (1028-1054):
Lý Phật Mã sinh (1000) Vua Thái Tổ vừa mất, các hoàng tử tranh ngôi, phải nhờ tướng Lê Phụng Hiểu dẹp loạn. Lên ngôi năm (1028), làm Vua được 26 năm, mất ngày 01 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054), hưởng dương 54 tuổi.
03. Lý Thánh Tông (1054-1072):
Lý Nhật Tôn sinh ngày 25 tháng 02 Quý Hợi (1023), lên ngôi (1054), làm Vua được 18 năm, mất tháng 01 năm Nhâm Tý (1072), hưởng dương 49 tuổi.
04. Lý Nhân Tông (1072-1127):
Lý Càn Đức sinh (1066) là con bà Linh Nhân Thái Hậu tức Ỷ Lan Thái Phi, lên ngôi (1072), (07 tuổi, được Thái sư Lý Đạo Thành làm phụ chính), làm Vua được 55 năm, mất (1127), hưởng thọ 61 tuổi.
05. Lý Thần Tông (1127-1138):
Lý Dương Hoán (Con Hoàng đệ) sinh năm (1116), lên ngôì (1127), làm Vua được 11 năm, mất (1138), hưởng dương 22 tuổi.
06. Lý Anh Tông (1138-1175):
Lý Thiên Tộ sinh (1136), lên ngôi năm (1138), làm Vua được 37 năm, mất (1175), hưởng dương 39 tuổi.
07. Lý Cao Tông (1175-1210):
Lý Long Cán (Lý Long Trát) sinh (1173), lên ngôi năm (1175), làm Vua được 35 năm, mất (1210), hưởng dương 37 tuổi.
08. Lý Huệ Tông (1210-1224):
Lý Hạo Sảm sinh (1194), lên ngôi năm (1210), làm Vua được 14 năm, bị Trần Thủ Độ bức tử (1224), hưởng dương 32 tuổi.
09. Lý Chiêu Hoàng (1224-1225):
Lý Phật Kim sinh tháng 09 Mậu Dần (1218), (Chiêu Thánh Công chúa), lên ngôi năm (1224) được 01 năm, nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Đến 19 tuổi, chưa có con, bị phế thành Công chúa và đến 40 tuổi gả cho Lê Phụ Trần, sinh được một trai, một gái. Mất năm 1278, hưởng thọ 60 tuổi
I- VĂN HÓA:
Vua Lý Thái Tông, vị Vua đã ban hành Hình thư năm 1042
Nguồn: (wikipedia.org)
Văn Miếu Thăng Long - Xây dựng 1070
Theo: (maxreading.com)
Một di tích ở Cố đô Hoa Lư
Nguồn: (wikipedia.org)
Lễ hội ở Đền Đô (Đình Bảng) - Đình Bảng là quê hương của nhà Lý
Theo: (maxreading.com)
Tượng đài vua Lý Thái Tổ tại trung tâm thành phố Bắc Ninh
Nguồn: (wikipedia.org)
II- KIẾN TRÚC - ĐIÊU KHẮC:
Gạch trang trí (1010-1225)
Theo: (pinterest.com)
Hoa văn Rồng
Theo: (pinterest.com)
Hình dạng lá bồ đề với trang trí Rồng
Theo: (pinterest.com)
Tượng phật A Di Đà .
Theo: (pinterest.com)
Rồng trong kiến trúc
Theo: (pinterest.com)
Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028),
thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ
bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn).
Bốn ngôi đền đó là:
Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành);
Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành);
Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành);
Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành);
Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây.
Cùng với chùa Kim Liên và Chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan
và trong văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội.
Đền Quán Thánh xưa
Theo: Nguyễn Thanh Quang_Nguồn: (vi.wikipedia.org)
Đền Quán Thánh
Theo: (phamnamlong1.blogspot.com)
Đền Quán Thánh
Theo: (vietnamesefood.com.vn)
Đền Quán Thánh
Ảnh: KenWalker_Nguồn: (vi.wikipedia.org)
Chùa Kim Liên
Vào thời Lý, Vua Lý Thần Tông (1128-1138) cho lập một cung điện mang tên:
Cung Từ Hoa, để Công chúa Từ Hoa cùng các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm,
dệt vải nằm bên trong khu vực có tên là Trại Tằm Tang.
Khi Công chúa qua đời, trên nền cũ của cung điện dựng lên một ngôi Chùa.
Sang thời Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên và Chùa được mang tên Đống Long.
Đến thời Lê Chùa mang tên Đại Bi. Tấm bia trong Chùa dựng thời Vua Lê Nhân Tông ghi rõ:
"Năm Thái Hòa thứ nhất (tức năm 1443) dựng Chùa, gọi là Chùa Đại Bi".
Năm 1771 đời Lê Cảnh Hưng Chùa được trùng tu, sửa chữa lớn và mang tên Kim Liên Tự (Chùa Kim Liên).
Năm 1792, đời Vua Quang Trung, Chùa được xây dụng lớn, về diện mạo cơ bản giống như hiện nay.
Năm 1793 cũng đời Vua Quang Trung, ngôi Chùa đã hoàn tất về diện mạo.
Chùa Kim Liên
Nguồn: (vi.wikipedia.org)
Chùa Kim Liên
Ảnh: Dzung Viet Le
Theo: (baomoi.com)
Chùa Kim Liên
Theo: (phamnamlong1.blogspot.com)
Chùa Một Cột
Chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột) được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng
vào mùa đông tháng 10 (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất.
Nhưng theo cuốn Hà Nội - Di tích lịch sử và danh thắng,
nhóm các nhà sử học Đinh Xuân Lâm, Doãn Đoan Trinh, Dương Trung Quốc,
Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh Mai, Đàm Tái Hưng
tiến hành nghiên cứu văn bia dựng tại Chùa năm Cảnh Trị thứ 3 (1665),
đời vua Lê Huyền Tông, do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt khắc ghi, thì thấy rằng:
Tại vị trí Chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất)
một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong)
đã được dựng giữa một hồ nước vuông.
Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng tử nối dõi,
liền tu sửa lại thành Chùa, xây thêm một ngôi Chùa bên cạnh chùa Một Cột
(cách 10m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể Chùa này là Diên Hựu tự
(với nghĩa là "phúc lành dài lâu" hay "Phước bền dài lâu").
Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp),
còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài "đài hoa Sen");
là một ngôi Chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Đây là ngôi Chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Chùa Một Cột
Ảnh: Bùi Thế Tâm
Nguồn: (vi.wikipedia.org)
Chùa Một Cột
Ảnh: Tuan Phan
Theo: (baomoi.com)
Cổng Chùa Diên Hựu, tức Chùa Một Cột.
Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên
Nguồn: vi.wikipedia.org
Chùa Trấn Quốc
Theo: (dothi.net)
Chùa Trấn Quốc
Theo: (giacngo.vn)
Chùa Trấn Quốc
Ảnh: Nguyen Minh Son
Theo: (baomoi.com)
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn Tổ của Thiền phái Trúc Lâm,
được xây từ thời Lý và mở rộng vào khoảng thế kỷ XIII thời Trần.
Chùa thờ Phật và ba vị Trúc Lâm Tam Tổ là Phật Hoàng Trần Nhân Tông,
Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.
Ngôi chùa này được coi là chốn Tổ của Thiền phái Trúc Lâm,
trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.
Hiện chùa còn lưu giữ kho Mộc bản kinh Phật với 3.050 bản khắc ván chữ Hán
được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Ký ức thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Năm 1964, Chùa Vĩnh Nghiêm được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Do chứa đựng những giá trị đặc sắc, độc đáo về văn hóa,
ngày 09/09/2013 Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào ngày 14/2 âm lịch hằng năm, cũng là ngày giỗ Tổ Chùa.
Lễ hội này thu hút được đông đảo dân cư trong khu vực và du khách thập phương.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Theo: (vnexpress.net)
Chùa Láng
Chùa Láng được xây dựng từ thời Vua Lý Thần Tông (1128-1138)
để thờ Từ Đạo Hạnh là một nhà tu hành đắc Đạo, nổi tiếng thời Lý.
Chùa Láng xây dựng trên một khu đất rộng, có nhiều cây cổ thụ,
từ xưa vẫn được coi là nơi đệ nhất tùng lâm của Kinh đô Thăng Long.
Chùa Láng - Chiêu Thiền Tự
Ảnh: Nguyen Manh Thuy
Theo: (baomoi.com)
Chùa thời Nhà Lý
Theo: (pinterest.com)
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội,
nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long .
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 đến 1076 (thời Lý)
mở rộng và xây dựng thêm nhà Quốc Tử Giám ở phía sau.
Đây là nơi học tập của các Hoàng tử và những học trò giỏi được chọn trên khắp cả nước.
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông chép:
"Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối,
vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám ở bên cạnh Văn Miếu,
có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Theo: (aromahotel.vn)
Cổng Vǎn Miếu Môn
Theo: (hanoi.dongtacnet.com)
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Theo: (xuhuongdulich.com)
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Theo: (travel.zizi.vn)
Kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Theo: (travel.zizi.vn)
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Theo: (travel.zizi.vn)
Bia đề danh tiến sĩ
Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) là người đề xướng dựng Bia đề danh Tiến sĩ
để tôn vinh các trí thức Nho học đỗ đạt.
Đến nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn lưu giữ được 82 Bia ghi rõ họ tên, quê quán
của 1.304 nhà trí thức khoa bảng
(85 Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa; 283 Hoàng giáp và 939 Tiến sĩ).
Trong số văn bia này, bia Tiến sĩ có niên đại sớm nhất,
được dựng năm 1484, đời Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442.
Bia tiến sĩ có niên đại muộn nhất, được dựng vào năm 1780, ghi về khoa thi năm 1779.
Bia Đề danh Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
Theo: (thanglonghanoi.gov.vn)
Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử Kinh thành Thăng Long - Hà Nội
Bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII)
qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.
Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều Vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử
và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil,
tức 06 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam,
Ủy ban di sản thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận
khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 03 đặc điểm nổi bật:
Chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ;
tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực,
và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
Khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long
Theo: (yatlat.com)
Đoan Môn ngày nay
Ảnh: Grenouille vert
Nguồn: (vi.wikipedia.org)
Tầng 2 của Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long
Theo: (yatlat.com)
Bắc Môn, Hoàng thành Thăng Long
Theo: (yatlat.com)
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ được khởi công xây dựng ngày 17/08/2004,
và được khánh thành ngày 07/10/2004.
Tượng đài do nhà điêu khắc Vi Thị Hoa sáng tác,
công ty Trách nhiệm hữu hạn Mỹ nghệ Đoàn Kết tỉnh Nam Định thực hiện.
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ là công trình văn hoá lịch sử trọng điểm chào mừng 50 năm giải phóng Thủ đô
(10/10/1954 – 10/10/2004), tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2010).
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ
Theo: (yatlat.com)
Tượng Vua Lý Thánh Tông
Ảnh: Nguyễn Thanh Quang
III- TRANG PHỤC:
IV- SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Bạn phải "Đăng Nhập" mới thấy link
Để phần nào tỏ bày và thay cho lời cảm tạ, xin trân trọng giới thiệu cùng Quý vị: Bộ sưu tập - Đôi nét các Triều đại Việt Nam !

Design: Nguyên Hoàn (Hình ảnh ST tổng hợp, của nhiều Tác giả)
Xin mời Quý vị theo dõi !
TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ (1010-1225)
Tổng cộng 09 đời Vua trị vì trong 215 năm (Theo âm lịch là 216 năm)
01. Lý Thái Tổ (1010-1028):
Lý Công Uẩn sinh (974), tôn lên ngôi và đặt niên hiệu Thuận Thiên (1010), làm Vua được 18 năm, mất ngày 03 tháng 03 năm Mậu Thìn (1028), hưởng dương 54 tuổi.
02. Lý Thái Tông (1028-1054):
Lý Phật Mã sinh (1000) Vua Thái Tổ vừa mất, các hoàng tử tranh ngôi, phải nhờ tướng Lê Phụng Hiểu dẹp loạn. Lên ngôi năm (1028), làm Vua được 26 năm, mất ngày 01 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054), hưởng dương 54 tuổi.
03. Lý Thánh Tông (1054-1072):
Lý Nhật Tôn sinh ngày 25 tháng 02 Quý Hợi (1023), lên ngôi (1054), làm Vua được 18 năm, mất tháng 01 năm Nhâm Tý (1072), hưởng dương 49 tuổi.
04. Lý Nhân Tông (1072-1127):
Lý Càn Đức sinh (1066) là con bà Linh Nhân Thái Hậu tức Ỷ Lan Thái Phi, lên ngôi (1072), (07 tuổi, được Thái sư Lý Đạo Thành làm phụ chính), làm Vua được 55 năm, mất (1127), hưởng thọ 61 tuổi.
05. Lý Thần Tông (1127-1138):
Lý Dương Hoán (Con Hoàng đệ) sinh năm (1116), lên ngôì (1127), làm Vua được 11 năm, mất (1138), hưởng dương 22 tuổi.
06. Lý Anh Tông (1138-1175):
Lý Thiên Tộ sinh (1136), lên ngôi năm (1138), làm Vua được 37 năm, mất (1175), hưởng dương 39 tuổi.
07. Lý Cao Tông (1175-1210):
Lý Long Cán (Lý Long Trát) sinh (1173), lên ngôi năm (1175), làm Vua được 35 năm, mất (1210), hưởng dương 37 tuổi.
08. Lý Huệ Tông (1210-1224):
Lý Hạo Sảm sinh (1194), lên ngôi năm (1210), làm Vua được 14 năm, bị Trần Thủ Độ bức tử (1224), hưởng dương 32 tuổi.
09. Lý Chiêu Hoàng (1224-1225):
Lý Phật Kim sinh tháng 09 Mậu Dần (1218), (Chiêu Thánh Công chúa), lên ngôi năm (1224) được 01 năm, nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Đến 19 tuổi, chưa có con, bị phế thành Công chúa và đến 40 tuổi gả cho Lê Phụ Trần, sinh được một trai, một gái. Mất năm 1278, hưởng thọ 60 tuổi
I- VĂN HÓA:

Vua Lý Thái Tông, vị Vua đã ban hành Hình thư năm 1042
Nguồn: (wikipedia.org)

Văn Miếu Thăng Long - Xây dựng 1070
Theo: (maxreading.com)

Một di tích ở Cố đô Hoa Lư
Nguồn: (wikipedia.org)

Lễ hội ở Đền Đô (Đình Bảng) - Đình Bảng là quê hương của nhà Lý
Theo: (maxreading.com)

Tượng đài vua Lý Thái Tổ tại trung tâm thành phố Bắc Ninh
Nguồn: (wikipedia.org)
II- KIẾN TRÚC - ĐIÊU KHẮC:

Gạch trang trí (1010-1225)
Theo: (pinterest.com)

Hoa văn Rồng
Theo: (pinterest.com)

Hình dạng lá bồ đề với trang trí Rồng
Theo: (pinterest.com)

Tượng phật A Di Đà .
Theo: (pinterest.com)

Rồng trong kiến trúc
Theo: (pinterest.com)
Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028),
thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ
bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn).
Bốn ngôi đền đó là:
Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành);
Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành);
Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành);
Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành);
Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây.
Cùng với chùa Kim Liên và Chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan
và trong văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội.

Đền Quán Thánh xưa
Theo: Nguyễn Thanh Quang_Nguồn: (vi.wikipedia.org)

Đền Quán Thánh
Theo: (phamnamlong1.blogspot.com)

Đền Quán Thánh
Theo: (vietnamesefood.com.vn)

Đền Quán Thánh
Ảnh: KenWalker_Nguồn: (vi.wikipedia.org)
Chùa Kim Liên
Vào thời Lý, Vua Lý Thần Tông (1128-1138) cho lập một cung điện mang tên:
Cung Từ Hoa, để Công chúa Từ Hoa cùng các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm,
dệt vải nằm bên trong khu vực có tên là Trại Tằm Tang.
Khi Công chúa qua đời, trên nền cũ của cung điện dựng lên một ngôi Chùa.
Sang thời Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên và Chùa được mang tên Đống Long.
Đến thời Lê Chùa mang tên Đại Bi. Tấm bia trong Chùa dựng thời Vua Lê Nhân Tông ghi rõ:
"Năm Thái Hòa thứ nhất (tức năm 1443) dựng Chùa, gọi là Chùa Đại Bi".
Năm 1771 đời Lê Cảnh Hưng Chùa được trùng tu, sửa chữa lớn và mang tên Kim Liên Tự (Chùa Kim Liên).
Năm 1792, đời Vua Quang Trung, Chùa được xây dụng lớn, về diện mạo cơ bản giống như hiện nay.
Năm 1793 cũng đời Vua Quang Trung, ngôi Chùa đã hoàn tất về diện mạo.

Chùa Kim Liên
Nguồn: (vi.wikipedia.org)

Chùa Kim Liên
Ảnh: Dzung Viet Le
Theo: (baomoi.com)

Chùa Kim Liên
Theo: (phamnamlong1.blogspot.com)
Chùa Một Cột
Chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột) được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng
vào mùa đông tháng 10 (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất.
Nhưng theo cuốn Hà Nội - Di tích lịch sử và danh thắng,
nhóm các nhà sử học Đinh Xuân Lâm, Doãn Đoan Trinh, Dương Trung Quốc,
Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh Mai, Đàm Tái Hưng
tiến hành nghiên cứu văn bia dựng tại Chùa năm Cảnh Trị thứ 3 (1665),
đời vua Lê Huyền Tông, do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt khắc ghi, thì thấy rằng:
Tại vị trí Chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất)
một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong)
đã được dựng giữa một hồ nước vuông.
Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng tử nối dõi,
liền tu sửa lại thành Chùa, xây thêm một ngôi Chùa bên cạnh chùa Một Cột
(cách 10m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể Chùa này là Diên Hựu tự
(với nghĩa là "phúc lành dài lâu" hay "Phước bền dài lâu").
Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp),
còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài "đài hoa Sen");
là một ngôi Chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Đây là ngôi Chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

Chùa Một Cột
Ảnh: Bùi Thế Tâm
Nguồn: (vi.wikipedia.org)

Chùa Một Cột
Ảnh: Tuan Phan
Theo: (baomoi.com)

Cổng Chùa Diên Hựu, tức Chùa Một Cột.
Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên
Nguồn: vi.wikipedia.org

Chùa Trấn Quốc
Theo: (dothi.net)

Chùa Trấn Quốc
Theo: (giacngo.vn)

Chùa Trấn Quốc
Ảnh: Nguyen Minh Son
Theo: (baomoi.com)
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn Tổ của Thiền phái Trúc Lâm,
được xây từ thời Lý và mở rộng vào khoảng thế kỷ XIII thời Trần.
Chùa thờ Phật và ba vị Trúc Lâm Tam Tổ là Phật Hoàng Trần Nhân Tông,
Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.
Ngôi chùa này được coi là chốn Tổ của Thiền phái Trúc Lâm,
trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.
Hiện chùa còn lưu giữ kho Mộc bản kinh Phật với 3.050 bản khắc ván chữ Hán
được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Ký ức thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Năm 1964, Chùa Vĩnh Nghiêm được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Do chứa đựng những giá trị đặc sắc, độc đáo về văn hóa,
ngày 09/09/2013 Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào ngày 14/2 âm lịch hằng năm, cũng là ngày giỗ Tổ Chùa.
Lễ hội này thu hút được đông đảo dân cư trong khu vực và du khách thập phương.

Chùa Vĩnh Nghiêm
Theo: (vnexpress.net)
Chùa Láng
Chùa Láng được xây dựng từ thời Vua Lý Thần Tông (1128-1138)
để thờ Từ Đạo Hạnh là một nhà tu hành đắc Đạo, nổi tiếng thời Lý.
Chùa Láng xây dựng trên một khu đất rộng, có nhiều cây cổ thụ,
từ xưa vẫn được coi là nơi đệ nhất tùng lâm của Kinh đô Thăng Long.

Chùa Láng - Chiêu Thiền Tự
Ảnh: Nguyen Manh Thuy
Theo: (baomoi.com)

Chùa thời Nhà Lý
Theo: (pinterest.com)
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội,
nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long .
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 đến 1076 (thời Lý)
mở rộng và xây dựng thêm nhà Quốc Tử Giám ở phía sau.
Đây là nơi học tập của các Hoàng tử và những học trò giỏi được chọn trên khắp cả nước.
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông chép:
"Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối,
vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám ở bên cạnh Văn Miếu,
có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam

Văn Miếu Quốc Tử Giám
Theo: (aromahotel.vn)

Cổng Vǎn Miếu Môn
Theo: (hanoi.dongtacnet.com)

Văn Miếu Quốc Tử Giám
Theo: (xuhuongdulich.com)

Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Theo: (travel.zizi.vn)

Kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Theo: (travel.zizi.vn)

Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Theo: (travel.zizi.vn)
Bia đề danh tiến sĩ
Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) là người đề xướng dựng Bia đề danh Tiến sĩ
để tôn vinh các trí thức Nho học đỗ đạt.
Đến nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn lưu giữ được 82 Bia ghi rõ họ tên, quê quán
của 1.304 nhà trí thức khoa bảng
(85 Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa; 283 Hoàng giáp và 939 Tiến sĩ).
Trong số văn bia này, bia Tiến sĩ có niên đại sớm nhất,
được dựng năm 1484, đời Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442.
Bia tiến sĩ có niên đại muộn nhất, được dựng vào năm 1780, ghi về khoa thi năm 1779.

Bia Đề danh Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
Theo: (thanglonghanoi.gov.vn)
Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử Kinh thành Thăng Long - Hà Nội
Bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII)
qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.
Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều Vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử
và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil,
tức 06 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam,
Ủy ban di sản thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận
khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 03 đặc điểm nổi bật:
Chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ;
tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực,
và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

Khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long
Theo: (yatlat.com)

Đoan Môn ngày nay
Ảnh: Grenouille vert
Nguồn: (vi.wikipedia.org)

Tầng 2 của Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long
Theo: (yatlat.com)

Bắc Môn, Hoàng thành Thăng Long
Theo: (yatlat.com)
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ được khởi công xây dựng ngày 17/08/2004,
và được khánh thành ngày 07/10/2004.
Tượng đài do nhà điêu khắc Vi Thị Hoa sáng tác,
công ty Trách nhiệm hữu hạn Mỹ nghệ Đoàn Kết tỉnh Nam Định thực hiện.
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ là công trình văn hoá lịch sử trọng điểm chào mừng 50 năm giải phóng Thủ đô
(10/10/1954 – 10/10/2004), tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2010).

Tượng đài Vua Lý Thái Tổ
Theo: (yatlat.com)

Tượng Vua Lý Thánh Tông
Ảnh: Nguyễn Thanh Quang
III- TRANG PHỤC:
IV- SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Chỉnh sửa cuối: