Thắc mắc giữa MOV và WMV

hanquochp

MemVIP
Tham gia
27/2/13
Bài viết
310
Được Like
1,612
Tuổi
42
Nơi ở
Nơi tôi sinh ra
Các bác giúp em với
File mov và file wmv có gì khác nhau không ?

Em có 1 file mov nặng 179 M và khi cover thành file wmv chỉ còn có hơn 7M
theo khách quan em thấy độ nét của video không giảm bao nhiêu.
Vậy các bác giải thích giúp có nên cover không ? hay là giữ file mov

Em chân thành cảm ơn !

Có 2 video các bác so sánh giúp em !
 
Chỉnh sửa cuối:
không nói thì bảo là diễn đàn ko có người biết !
bác phải tìm hiểu về cấu trúc của các định dạng video
- về bản chất tất cả các định dạng như nhau cho phù hợp từng tính chất công việc.
nhưng nói ngắn gọn: về clip video là
1s (giây/khuôn hình): ví dụ: PAL 24 hinh/giây - NTSC 29.7 hình/giây + theo độ phân giải mỗi khuôn hình.
CÓ TRỪU TƯỢNG LẮN KHÔNG ?
 
file alpha MOV dùng trong dựng phim nó giống layer trong photoshop í. Nếu bác k dựng phim thì convert để xem cho nhẹ.
 
Các bác giúp em với
File mov và file wmv có gì khác nhau không ?

Em có 1 file mov nặng 179 M và khi cover thành file wmv chỉ còn có hơn 7M
theo khách quan em thấy độ nét của video không giảm bao nhiêu.
Vậy các bác giải thích giúp có nên cover không ? hay là giữ file mov

Em chân thành cảm ơn !
Về bản chất thì đều là 2 định dạng video - MOV là chuẩn video của MAC, WMV - Windows Media Video
Nếu bạn thấy convert mà chất lượng không suy hao thì tội gì mà không dùng :)
1s (giây/khuôn hình): ví dụ: PAL 24 hinh/giây - NTSC 29.7 hình/giây + theo độ phân giải mỗi khuôn hình.
Cái này phải đính chính lại tí, 24frame/s là chuẩn của điện ảnh, còn hệ PAL là 25frame/s, NTSC là 29,97

Tìm trên mạng được cái này
Mặc dù rất phổ biến nhưng hai thuật ngữ Pal và NTSC hầu hết trong chúng ta không thể phân biệt được rõ ràng bản chất giữa NTSC và PAL. Bởi đại đa số chúng ta không phải là những người làm chuyên môn trong lĩnh vực hình ảnh, video.

NTSC là tiêu chuẩn video tương tự được sử dụng ở Bắc Mỹ và hầu hết Nam Mỹ. Ở tiêu chuẩn NTSC có 30 khung hình ảnh được truyền đi trong mỗi giây. Mỗi khung hình được tạo bởi 525 dòng quét đơn.

PAL cũng là tiêu chuẩn video tượng tự, nhưng so với NTSC số dòng quét cao hơn, lên tới 625 dòng đơn cho mỗi khung hình. Nhưng số khung truyền đi trong mỗi giây là 25 khung.

Sự khác biệt giữa PAL và NTSC bắt đầu sâu xa từ hệ thống năng lượng mà thế giới đang sử dụng. Ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và một số quốc gia ở Châu Mỹ sử dụng hệ thống điện có tần số 60Hz, vì lý do về kỹ thuật xử lý thông tin số dải truyền đi phụ thuộc vào tần số của dòng điện. Vì vậy tín hiệu được xử lý và truyền đi thành 60 dải trong một giây (thông thường còn gọi là tần số quét ngang 60Hz). Chúng ta biết hầu hết các công nghệ truyền hình hay video đều sử dụng công nghệ Interlace Scan (công nghệ quét dòng xen kẽ) để tạo nên một hình ảnh hoàn thiện. Do tốc độ quét quá nhanh nên 2 dải quét này người ta coi nó tạo thành một khung hình. Vì vậy với 60 dải được truyền đi trong giây tạo thành 30 khung hình trong một giây. Đó cũng chính là nguyên do tạo nên 30 khung/s cho chuẩn NTSC.

Còn hệ PAL thì sao??, chúng ta biết ở các nước Châu Âu, một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam chúng ta sử dụng hệ thống điện có tần số là 50Hz, bằng cách giải thích tương tự như trên hệ PAL sẽ có số khung truyền đi trong một giây là 25 khung/s

Thử so sánh hai hệ về chất lượng hình ảnh : Rõ ràng với 625 dòng quét và 525 dòng quét hệ PAL cho chúng ta hình ảnh sắc nét hơn hẳn hệ NTSC. Nhưng với 30 khung/s so với 25 khung/s thì hệ NTSC cho chúng ta hình ảnh mợt hơn rất nhiều. Một điều chúng ta nên chú ý là khi chuyển hình ảnh từ NTSC sang PAL hình ảnh sẽ bị mờ hơn so với khi xem nguyên bản. Bởi kích thước khung ảnh phóng lên sẽ bị giãn ra, do vậy chất lượng sẽ kém hơn. Còn chuyển từ PAl sang NTSC có thể gây ra hình ảnh bị giật, do số khung/s của PAL ít hơn NTSC.

Ngoài tần số quét ngang còn có tần số quét dọc, chính vì vậy tạo nên kích thước khung hình của hai hệ này cũng khác nhau, vì vậy khi xem chúng ta vẫn thường thấy một số hiện tượng co hình (không full màn hình) ở một số bộ phim hay một số kênh truyền hình.

Đến đây chúng ta đã phần nào hiểu tại sao ở Việt Nam bạn nhất thiết phải dùng hệ PAL mà không phải là NTSC rồi phải không. Không phải nguyên do thiết bị của chúng ta quyết định mà là do lưới điện của chúng ta!!!!!!!
 
Về bản chất thì đều là 2 định dạng video - MOV là chuẩn video của MAC, WMV - Windows Media Video
Nếu bạn thấy convert mà chất lượng không suy hao thì tội gì mà không dùng :)

Bác lại đùa rồi, convert mà không giảm chất lượng thì để MOV hay AVI làm chi cho nặng máy ạ.
 
Bác cho em hỏi nếu cover đi sau này key nền thì có bị vỡ không ?

Nếu file MOV của bạn đang ở định dạng có hỗ trợ kênh Alpha ( codec milion + ) mà bạn convert sang định dạng WMV thì mất thuộc tính Alha :)
 
Trong ngành dựng phim không dựng bằng định dạng WMV, trừ trường hợp dân dịch vụ cần dữ liệu cụ thể nào đó mà không tìm được dữ liệu gốc ở định dạng AVI hoặc MOV. File WMV rất nhẹ bởi vì nó đã bị "bào mòn" Bittrace. Nếu định dạng DVD có bittrace 9100 thì WMV chỉ có 1024-512 hoặc thấp hơn (Xem thiết đặt Procoder khi convert AVI sang WMV). Còn việc bạn có dùng hay không thì tuỳ ý thích, khg an ngăn cấm. Và bạn hỏi: "Có vỡ hình không"? Thiết nghĩ, tự làm rồi tự ngắm, vỡ hay không thì sẽ tự thấy, gọi là "Vừa mắt ta ra mắt người". Câu hỏi "Vậy các bác giải thích giúp có nên cover không ? hay là giữ file mov" là ý tưởng của người "Muốn sáng chế lại cái xe đạp". Đó là câu ngạn ngữ của phương Tây, ý nói: Làm cái việc không đáng làm.
 
Bác giúp em so sánh 2 cái video này !
 
Back
Top